Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội có chức năng và nhiệm vụ:

1. Vị trí, chức năng

Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội có chức năng tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm nông nghiệp (bao gồm sản phẩm trồng trọt chăn nuôi và thủy sản), vật tư nông nghiệp mẫu môi trường nông nghiệp, phục vụ công tác quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Trụ sở của Trung tâm đặt tại: Tổ 44 phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội

– Địa chỉ giao dịch của Trung tâm: Số 143 Hồ Đắc Di, quận Đống Đa, Hà Nội

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

a. Thực hiện công tác nghiên cứu phân tích kiểm định chất lượng sản phẩm nông nghiệp (bao gồm sản phẩm trồng trọt chăn nuôi và thủy sản), vật tư nông nghiệp, mẫu môi trường nông nghiệp. Tham gia đánh giá và chứng nhận, hợp chuẩn, hợp quy về sản phẩm nông lâm, thủy sản phục vụ công tác quản lý của nhà nước về nông thôn;

b. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình, dự án, quy trình, quy phạm kỹ thuật về chất lượng nông, lâm, thủy sản theo lĩnh vực được phân công;

c. Thực hiện việc nghiên cứu khoa học, dịch vụ công về chuyển giao công nghệ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và thông tin, cụ thể:

– Tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, môi trường sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân;

– Cung cấp thông tin về chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, môi trường sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật

– Tham gia chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về kiểm nghiệm trong phạm vi được công nhận, chỉ định

d. Hợp tác, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

đ. Cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm, sản phẩm nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, môi trường sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân.

e. Quản lý biên chế, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

g. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, đột xuất theo quy định.

h. Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn giao.

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

a. Lãnh đạo trung tâm gồm: Giám đốc và 03 (ba) Phó Giám đốc.

b. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Gồm 04 Phòng

+ Phòng Hành chính-Tổng hợp

+ Phòng Kiểm nghiệm Sinh hóa

+ Phòng Kiểm nghiệm Hóa học

+ Phòng Chứng nhận và Truyền thông

Năng lực của Trung tâm

Hiện tại, Trung tâm đã được các đơn vị quản lý công nhận, chỉ định với các mã số cho hoạt động chứng nhận và kiểm nghiệm:

Hoạt động kiểm nghiệm:

– Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) – Bộ Khoa học công nghệ cấp chứng nhận ISO/IEC 17025:2005 cho phòng thí nghiệm về lĩnh vực kiểm nghiệm mang số hiệu (VILAS 642)

– Cục QLCL Nông lâm sản & Thủy Sản – Bộ Nông nghiệp & PTNT Chỉ định là phòng thí nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm với mã số cơ sở kiểm nghiệm: 028/2019/BNN-KNTP

– Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và công nghệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động thử nghiệm, lĩnh vực Hóa học, Sinh học (185/KN);  (351/TN-TDC); (420/TN-TĐC).

* Hoạt động chứng nhận:

– Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) – Bộ Khoa học công nghệ cấp chứng nhận ISO/IEC 17065:2012 cho tổ chức chứng nhận sản phẩm hàng hóa mang số hiệu (VICAS 052-PRO).

– Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) – Bộ Khoa học công nghệ cấp chứng nhận ISO/IEC 17021-1:2015 và ISO/TS 22003:2013 cho tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (VICAS 052-FSMS).

– Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp & PTNT) chỉ định là Tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực chăn nuôi (VietGAP-CN-20-02).

– Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp & PTNT) chỉ định là Tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực thủy sản (VietGAP-TS-19-10).

+ Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận đối với sản phẩm Trồng trọt hữu cơ phù hợp tiêu chuẩn quốc gia với số đăng ký: CN 02-17 BNN;

– Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng – Bộ Khoa học và công nghệ cấp Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động chứng nhận:

+ Đăng ký lĩnh vực hoạt động chứng nhận đối với lĩnh vực: Chứng nhận sản phảm, hàng hóa với số đăng ký: (85/CN);

+ Hoạt động chứng nhận đối với tổng hợp đa ngành trong lĩnh vực Hệ thống quản lý theo TCVN ISO 9001/ ISO 9001; HACCP/TCVN 5603 với số đăng ký: (94/CN-TĐC);

+ Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp chứng nhận Đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ (A-23/2012/ĐK-KH&CN)

Hoạt động chuyên môn:

Với các phương tiện phân tích hóa học, sinh học hiện đại và đội ngũ cán bộ, chuyên gia có chuyên môn, Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội thực hiện các hoạt động/dịch vụ sau đây:

a. Công tác nghiên cứu

– Phối hợp với các đơn vị thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp thành phố, cấp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp;

– Thực hiện nghiên cứu khoa học về lĩnh vực nông nghiệp theo yêu cầu từ khách hàng.

b. Công tác phân tích, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm nông nghiệp và vật tư nông nghiệp

Thực hiện phân tích các chỉ tiêu hóa lý, sinh học trong sản phẩm và vật tư nông nghiệp, bao gồm:

– Dư lượng thuốc BVTV các loại; tồn dư kim loại nặng, ni-tơ-rat trong nông sản;

– Tồn dư chất kháng sinh (nhóm Phenicol, nhóm Nitrofurans, nhóm Tetracycline, nhóm hóa chất trị nấm, …);

– Kích thích tố tăng trưởng trong sản phẩm động vật và thức ăn chăn nuôi (Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamin, …);

– Kiểm nghiệm chất lượng nước, nước dùng, nước thải trong chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện hành (pH, SS, TSS, BOD, COD, H2S, …);

– Kiểm nghiệm thành phần dinh dưỡng (đạm, béo, đường, …),

– Nhóm độc tố vi nấm trong thực phẩm đóng hộp, thủy sản, sản phẩm thủy sản, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

– Chỉ tiêu vi sinh vật:

Tổng số vi sinh vật hiếu khíE.coliColiformsSalmolnella, Vibrio, Clostridium và tổng số nấm men, nấm mốc … trên thực phẩm

E.coliColiformsSalmolnella  trên nước

+ ….

c. Công tác chứng nhận VietGAP, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm nông nghiệp và vật tư nông nghiệp

– Thực hiện tư vấn, hướng dẫn và chứng nhận VietGAP cho sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm thủy sản;

– Thực hiện tư vấn, hướng dẫn và đánh giá, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy cho sản phẩm nông nghiệp và vật tư nông nghiệp;

– Tham gia tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật về chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp, môi trường sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của các tổ chức, cá nhân;

– Tham gia chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kiểm nghiêm và hoạt động chứng nhận trong phạm vi được công nhận, chỉ định.

– Thực hiện dịch vụ về xây dựng các mô hình sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) an toàn./.