Xu hướng “Nông nghiệp xanh” chính mang đến nông nghiệp bền vững

        Hiện nay, các tiêu chuẩn về “Nông nghiệp xanh” như tiêu chuẩn VietGap hay tiêu chuẩn hữu cơ đang được áp dụng ngày càng rộng rãi. Hãy cùng Hafiquacen tìm hiểu về xu hướng “nông nghiệp xanh này nhé!

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm 2030

        Với mong muốn chuyển dịch sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới sẽ hướng tới đẩy mạnh sự phát triển của nông nghiệp xanh trở nên nhanh chóng hơn nữa, các quy trình công nghệ Chuỗi An toàn thực phẩm Việt Nam đang được áp dụng rộng rãi hơn. Và điều này đã giúp đỡ rất nhiều cho người nông dân trong việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, các mô hình nông nghiệp xanh khi tham gia vào chuỗi VFSC đều đã cho thấy được tiềm năng phát triển của mình và vai trò quan trọng cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn truyền thống.

        Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững đến năm 2030, Việt Nam sẽ phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020.

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn

        Để đạt được điều này, việc phát triển nông nghiệp theo chuỗi công nghệ VFSC (Vietnam Food Safety chain) dựa trên nền tảng Blockchain chính là giải pháp cần thiết. Thông qua VFSC, chất lượng và giá trị của nông sản sẽ được nâng cao do sức khỏe của nông sản được quan tâm và nâng cao. Điều này cũng giúp nâng cao sức khỏe cho con người trong tương lai.

        Phát triển “Nông nghiệp xanh” cũng là yếu tố quan trọng để xây dựng nông thôn bền vững và bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, thông qua việc quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các khâu trong chuỗi cũng như áp dụng công nghệ mới vào quản lý các quá trình sản xuất: tạo giống – nuôi trồng – thu hoạch – chế biến – vận chuyển – cung cấp cho thị trường,…. điều này sẽ giúp giữ gìn và bảo vệ  môi trường trong lành, giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi công nghệ VFSC

        VFSC là một phần mềm mở, được áp dụng công nghệ Blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam theo nguyên tắc “từ trang trại đến bàn ăn” sử dụng cho trang trại chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và cây cảnh. 

        Phần mềm VFSC này được xây dựng dựa trên các tiêu chí đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở các tiêu chuẩn VietGAP, AseanGAP, GlobalGAP, ASC.

Phát triển nông nghiệp theo chuỗi công nghệ VFSC

        Theo đó, các chuyên gia Viện An toàn thực phẩm và Dinh dưỡng đã chia sẻ các thông tin khái quát về phần mềm công nghệ VFSC cũng như hướng dẫn sử dụng phần mềm và chia sẻ về các ứng dụng của VFSC trong sản xuất và truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Cùng với đó, sự phát triển và những lợi ích khi các trang trại và hợp tác xã hay các doanh nghiệp áp dụng VFSC cũng đang được chia sẻ rộng rãi qua nhiều Hội nghị và hội thảo khác nhau. Từ đó có thể hiểu rõ và nắm bắt được kiến thức và áp dụng vào quá trình sản xuất thực tế, giúp nâng cao giá trị nông sản an toàn.

Với nhiều lợi ích đã được chứng minh, Hafiquacen hy vọng bà con nông dân sẽ từng bước áp dụng VFSC và phát triển “Nông nghiệp xanh” để hướng tới sự phát triển bền vững hơn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *