Dịch cúm A bùng phát: Nhận biết biểu hiện, cách phòng tránh và điều trị hiệu quả

     Theo nguồn thông tin từ VTV, dịch virus cúm A đang diễn ra phổ biến và lây lan đặc biệt nghiêm trọng đối với cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để phân biệt được dịch cúm A với dịch covid cũng như có phương pháp điều trị cúm A hiệu quả. Mời Mời quý bạn đọc đồng hành cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thông qua bài viết cụ thể ngay sau đây.

Virus cúm A là gì?

     Dịch bệnh Virus Cúm A hay còn gọi là  H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút gây ra, bệnh này có khả năng lây nhiễm cao rất nhanh trong cộng đồng

Cúm A lây nhiễm như thế nào và những đối tượng nào dễ mắc phải?

     Virus cúm A có thể lây lan từ người sang người giống như cách lây lan của bệnh cúm thông thường thông qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người tiếp xúc, nói chuyện, ho, hắt hơi, cười,…. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể nhiễm vi rút cúm A do chạm tay vào các vật dụng bị nhiễm vi rút đã sử dụng sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng như: đồ dùng, ly nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm vi rút cúm A rất nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ra cúm A

     Nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh cúm A là do thời tiết thay đổi thất thường, nóng, lạnh, ẩm trong ngày, tạo điều kiện và cơ hội cho các loại vi rút đường hô hấp phát triển mạnh mẽ, trong đó có vi rút Cúm A.

     Bên cạnh đó, sức đề kháng của chúng ta đang ngày một suy giảm suy giảm, đặc biệt là trẻ em, chính vì vậy mà tỷ lệ nhiễm các loại vi rút đường hô hấp tăng cao, trong đó có Cúm là điều khó tránh khỏi.

Các biểu hiện của cúm A, phân biệt với COVID 19

     Dịch bệnh cúm A đang diễn ra song song với dịch COVID-19. Vì vậy, mọi người cần phải phân biệt được các dấu hiệu của bệnh cúm A và COVID-19 thông qua các triệu chứng như sau:

     Khi trẻ nhỏ bị nhiễm dịch bệnh cúm A sẽ có các biểu hiện:

  • Ít khi gây sốt, sốt không cao, thường kéo dài từ 1-2 ngày.
  • Dịch bệnh cúm A thường gây nghẹt mũi, đau họng, hắt xì hơi.
  • Virus cúm A thường gây ra sự khó chịu ở ngực, ho ở mức độ trung bình và ho khan.
  • Trẻ có cơ địa đặc biệt, sốt cao không hạ, co giật. Một số có bệnh lý kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản, bệnh tim mạch bẩm sinh, suy giảm miễn dịch…
  • Tuy nhiên, khi trẻ có các triệu chứng trở nặng dưới đây, các bậc phụ huynh cần mang con em mình đến bệnh viện ngay lập tức:
  • Sốt cao liên tục từ 39ºC trở lên,không có tác dụng với thuốc hạ sốt.
  • Xuất hiện tình trạng Co giật.
  • Trẻ mệt mỏi, kém ăn, ngủ li bì, nôn trớ nhiều, chân tay lạnh.
  • Trẻ có hiện tượng khó thở, thở nhanh.

Cần làm gì để phòng tránh cúm A

     Để phòng ngừa dịch cúm A, người bệnh cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân sau đây: 

  • Rửa tay sạch sẽ thường xuyên và đeo khẩu trang khi ra đường, tiếp xúc với người khác
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt xì hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất trong vòng 24 để tránh lây nhiễm dịch bệnh cho người khác.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, đau cơ mệt mỏi, ho, sổ mũi người bệnh nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi. Không nên chủ quan mà nên đến cơ sở y tế để khám bệnh nếu tình trạng này kéo dài.
  • Ngoài ra, để phòng ngừa cúm A cách tốt nhất là thực hiện tiêm vacxin cúm hàng năm để có thể chống lại 3-4 loại vi rút cúm khác nhau. Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vắc-xin là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi. 

Điều trị cúm A như thế nào? 

     Để phòng chống và điều trị cúm A, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người bệnh cần:

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, hạn chế việc chùi tay lên mắt và mũi, luôn che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi, sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, mắt hàng ngày, tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc những người nghi ngờ nhiễm cúm.
  • Ăn  đầy đủ thức ăn đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng ngăn ngừa nhiễm virus cúm.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh, các bề mặt, vật dụng tiếp xúc của người bệnh bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng.
  • Tiêm vacxin theo định kỳ để phòng bệnh. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần chủ động cách ly, đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
  • Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *