Phát triển hữu cơ tại Việt Nam và bài học từ Sri Lanka

     Từ câu chuyện lạm phát và khủng hoảng lương thực, thực phẩm tại Sri Lanka đã báo động và mở ra cho nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam hiện nay nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Từ cuộc đại thí nghiệm hữu cơ hóa nền nông nghiệp tại Sri Lanka

     Từ năm 1960 trở lại trước, nền nông nghiệp Việt Nam chủ yếu phát triển theo xu hướng này nên năng suất cây trồng mang lại thường không cao, bên cạnh đó cộng thêm việc phải đối phó với các cuộc chiến xanh, xâm lược của các nước Đế quốc nên tình trạng đói nghèo trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ xảy ra một cách thường xuyên và phổ biến.

     Nhiều người có ý kiến cho rằng, nền nông nghiệp Việt Nam chưa thực sự hiệu quả bởi chưa sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng cây trồng nên nông nghiệp Việt Nam khi đó vẫn là nền nông nghiệp “hòa hợp với thiên nhiên, thân thiện và an toàn với môi trường”.Chính vì vậy mà ông bà, tổ tiên của chúng ta thường có sức khỏe, ít bị bệnh tật hơn so với thế hệ con cháu ngày nay.

     Tuy nhiên, gần đây xuất hiện phong trào cổ xúy cho phong trào nông nghiệp hữu cơ. Vậy một quốc gia có thể sống và tồn tại bền vững bằng cách canh tác các sản phẩm hữu cơ hay không?

     Câu trả lời này đã được trả lời rõ ràng thông qua cuộc thí nghiệm của Tổng thống Sri Lanka áp dụng với 22 triệu người dân ở đất nước này.

     Năm 2019, Gotabaya Rajapaksa đã tuyên bố rằng, trong 10 năm tới, đất nước Sri Lanka sẽ hoàn toàn canh tác hữu cơ tự cung tự cấp, từ chối chi ra số tiền là nửa tỷ đô la Mỹ cho việc nhập khẩu phân bón hóa học, thay thế các loại phân này bằng các laoij phân như phân xanh, phân chuồng và các chế phẩm hữu cơ khác.

     Quyết định này của Tổng thống đã gây ra nhiều lo ngại cho các nhà nông học và các chuyên gia nghiên cứu tại Viện Breakthrough. Các chuyên gia đã đưa ra các luận điểm để giải thích cho Tổng thống Gotabaya Rajapaksa trước khi ông tun ra quyết định này:

     Thứ nhất, Nông nghiệp thời tiền công nghiệp tồn tại trong sự hòa hợp với thiên nhiên chỉ là huyền thoại. Trước khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp, dân số toàn thế giới chưa đến một tỷ người nhưng ¾ rừng tự nhiên đã bị phá hủy hoàn toàn.

     Thứ hai, sản xuất nông nghiệp không hóa học trước kia  đều hướng đến việc sản xuất lương thực, thực phẩm. Do năng suất lao động thấp nên phải tập trung huy động tới hơn 90% dân số thế giới tham gia vào trong lĩnh vực này.

     Thứ ba, dân số thế giới hiện nay đã gần 10 tỷ người, nhưng nhờ có nguồn dinh dưỡng trong phân bón tổng hợp và các công nghệ nên sản lượng lương thực toàn cầu đã tăng, nhờ đó mà có thể nuôi sống gần 10 tỷ người hiện nay. Tuy nhiên, nếu không sử dụng các loại phân bón hóa học thì chắc chắn có khoảng 4 tỷ người sẽ chết đói bởi năng suất cây trồng thấp, không đạt chất lượng..

     Thứ tư, nguồn lương thực, thực phẩm hữu cơ là sản phẩm sử dụng cho bộ phận dân cư đặc quyền giàu có và mang lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất ra chúng. Năm 2021, Viện Nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ và Tổ chức Nông nghiệp hữu cơ quốc tế có hơn 71 triệu ha diện tích canh tác hữu cơ chỉ chiếm chưa đến 1% sản lượng nông nghiệp trên toàn thế giới.

     Tuy nhiên, Tổng thống Sri Lanka đã không quan tâm đến những luận điểm của các chuyên gia. Vào tháng 4/2021, ông đã giao dự án cho Bộ trưởng Nông nghiệp.

     Kết quả của việc này đã khiến sản lượng gạo trong nước của  Sri Lanka giảm 20% và giá gạo tăng lên 50%. Buộc nước này phải nhập khẩu lượng ngũ cốc trị giá 450 triệu USD. Nửa triệu người Sri Lanka đã rơi vào tình trạng nghèo khổ, bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 đã làm tê liệt  các ngành du lịch, mỏ vàng của đất nước này và mang lại nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội cho Sri Lanka.

     Tháng 7 năm 2021, Tổng thống Sri Lanka nới lỏng lệnh cấm sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Tuy nhiên, điều này đã quá muộn và người dân Sri Lanka bắt đầu bước vào giai đoạn đói nghèo trầm trọng.

     Ngày 22/4/2022, Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ vì không đủ khả năng trả khoản nợ nước ngoài 51 tỷ USD và đang chờ Quỹ Tiền tệ Quốc tế hỗ trợ.

Đến phong trào phát triển hữu cơ tại Việt Nam

     Năm 2012 Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam được thành lập và đạt được một số kết quả nhất định nhưng cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

     Đó là chưa có quy hoạch về sản xuất hữu cơ, cũng như chưa có các cơ chế chính sách riêng để hỗ trợ cho sản xuất hữu cơ. 

     Quy trình canh tác còn rất hạn chế, chưa phổ biến, chưa thống nhất được quy trình giữa các bộ ngành.

     Bên cạnh đó quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ chưa có chính sách tích tụ, tập trung ruộng đất nên chi phí đầu tư thường cao.

     Ngoài ra, nguồn nhân lực có kinh nghiệm và chuyên môn cao còn hạn chế, chưa xây dựng được trọng điểm và đầu tư nguồn lực tương xứng để tạo ra bước tiến mới trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

     Dưới những tác động khó khăn và thách thức đó, Việt Nam cần phải hướng theo VietGAP, GlobalGAP để phát triển canh tác nông nghiệp hữu và sản xuất nông sản sạch, an toàn.

     Nên chọn ra một số vùng có thế mạnh về đất đai, khí hậu, thị trường tiêu thụ… để xây dựng, tổ hợp tác canh tác theo hướng này. 

     Ngoài ra, ở gia đình, người dân cũng có thể tham gia vào một “cuộc cách mạng hữu cơ” để có thể đáp ứng được nhu cầu của riêng mình và có rau màu thực phẩm sạch sử dụng an toàn mà không ảnh hưởng tới nền nông nghiệp của nước nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *