Về điểm độc đáo của mô hình tôm lúa ở Việt Nam 

     “Mô hình tôm lúa ở Việt Nam, cụ thể là tại đồng bằng Sông Cửu Long có rất nhiều điểm riêng biệt và độc đáo” Đây là những chia sẻ được ông Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam tại Tại hội thảo: “Gỡ khó để thủy sản Việt Nam vươn lên top đầu thế giới” được Bộ NNPTNT tổ chức tại Sóc Trăng mới đây. 

     Với những điều độc đáo này, ông Hoè mong muốn Bộ NNPTNT cũng như Tổng cục Thuỷ sản sẽ có các quy hoạch, nghiên cứu để vùng nuôi tôm lúa đi kèm chứng nhận bền vững thể hiện tính đặc thù của mô hình nuôi.

     “Cần quy hoạch vùng tôm lúa vài trăm hecta. Sau đó đặt vấn đề với một tổ chức về chứng nhận bền vững quốc tế để họ có thể chứng nhận hoặc đưa ra tiêu chuẩn đặc thù, riêng biệt của vùng nuôi tôm lúa Việt Nam” – ông Hòe nói. 

     Cũng theo ông, ông đánh giá rằng mô hình tôm lúa của Việt Nam tạo được nguồn sản phẩm có chất lượng và đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm công nghiệp khác hoặc các sản phẩm tương quan. Nếu có kế hoạch để quy hoạch vùng tôm lúa cũng như có chứng nhận quốc tế, có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của nhiều thị trường trên thế giới về mặt tự nhiên, sinh thái và bền vững. Lúc này, mô hình tôm lúa của Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh cao.

     Ghi nhận từ các phóng viên tại Đồng Bằng sông Cửu Long, trong suốt thời gian qua, mô hình tôm lúa được người dân ở các tỉnh như Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng… đang thực hiện và cũng mang lại hiệu quả kinh tế khá ổn định. 

     Theo đó, người dân trồng các giống lúa chất lượng cao như ST24, ST25, Jasmine, RVT,…Với năng suất từ 4 – 4,5 tấn/ha/vụ, người dân thu lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha/vụ.

     Đối với con tôm nuôi theo hình thức luân canh hoặc xen canh trong ruộng lúa sẽ giúp người dân đạt 500kg/ha/vụ, thu về từ 50 – 80 triệu đồng (tùy giá bán).

     Như vậy, tổng thu nhập mô hình tôm lúa có thể giúp người dân thu lợi nhuận từ 80 – 130 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 – 4 lần so với trồng lúa chuyên canh 3 vụ/năm.

     Theo Sở NNPTNT các địa phương ĐBSCL, lúa và tôm thực hiện theo mô hình đều được các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nên bà con rất an tâm đầu tư. Ngoài tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích sản xuất, mô hình tôm lúa còn được xem là mô hình thích ứng rất tốt với tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

     Hiện diện tích mô hình tôm lúa ở ĐBSCL khoảng 200.000 ha (chiếm 29,6% so với diện tích nuôi tôm của vùng ĐBSCL), dự kiến có thể tăng tiếp tục trong thời gian tới.

     Nhiều chuyên gia cho rằng, mô hình tôm lúa là mô hình “thông minh”, tạo ra các sản phẩm sạch, có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *