Các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000:2018

          ISO 22000:2018 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO (International Organization for Standardization) ban hành. Chứng nhận ISO là điều kiện vô cùng quan trọng trong việc đưa các sản phẩm thực phẩm và các loại nông sản có cơ hội mở rộng thị trường và xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài.

          Để lấy được giấy chứng nhận ISO, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần đạt được đầy đủ các yêu cầu và các giấy tờ chứng minh theo tiêu chuẩn của ISO. Theo đó, các yêu cầu của ISO bao gồm cả các quy trình, thủ tục và các yêu cầu liên quan đến an toàn thực phẩm. 

ISO 22000:2018

          Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 đưa ra các yêu cầu và hướng dẫn áp dụng cho các tổ chức tham gia vào chuỗi thực phẩm từ sản xuất thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng, chế biến và bao gói lưu trữ vận chuyển cho đến việc cung cấp các suất ăn. Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thực phẩm, không phân biệt quy mô và loại hình sản xuất thực phẩm. Dưới đây là các yêu cầu về thông tin doanh nghiệp theo tiêu chuẩn của ISO 22000:2018 mà các doanh nghiệp cần chuẩn bị khi có nhu cầu lấy giấy chứng nhận cho sản phẩm của mình:

Bối cảnh của tổ chức

– Hiểu tổ chức và bối cảnh của tổ chức

– Hiểu nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm

– Xác định phạm vi của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Bối cảnh của tổ chức

Sự lãnh đạo

Sự lãnh đạo và cam kết

– Chính sách

– Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức

Hoạch định

Hoạch định

– Hành động giải quyết rủi ro và nắm bắt cơ hội

– Mục tiêu của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và hoạch định để đạt được mục tiêu

– Hoạch định các thay đổi

Hỗ trợ

– Nguồn lực

– Năng lực

– Nhận thức

– Trao đổi thông tin

– Thông tin dạng văn bản

Hỗ trợ

Thực hiện

– Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện

– Chương trình tiên quyết (PRP)

– Hệ thống truy xuất nguồn gốc

– Chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó các tình huống khẩn cấp

– Kiểm soát mối nguy

– Cập nhật thông tin xác định các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy

– Kiểm soát việc giám sát và đo lường

– Thẩm tra liên quan đến các PRP và kế hoạch kiểm soát mối nguy

– Kiểm soát sự không phù hợp của sản phẩm và quá trình

Đánh giá kết quả thực hiện

Đánh giá kết quả thực hiện

– Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

– Đánh giá nội bộ

– Xem xét của lãnh đạo

Cải tiến

– Sự không phù hợp và hành động khắc phục

– Cải tiến liên tục

– Cập nhật hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Cải tiến

          Mặc dù không phải là quy định bắt buộc áp dụng nhưng người tiêu dùng và các doanh nghiệp thực phẩm luôn có xu hướng lựa chọn chứng nhận ISO đối với thực phẩm do đảm bảo về chất lượng an toàn thực phẩm và các yếu tố khác của doanh nghiệp cũng được kiểm soát một cách toàn diện. 

          Hafiquacen mong rằng với các lĩnh vực đã được nêu ra ở trên, doanh nghiệp sẽ có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong quá trình lấy giấy chứng nhận ISO 22000:2018. Chúc các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng mở rộng thị trường hơn nữa và đặc biệt là gia tăng xuất khẩu nông sản ra nước ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *