Hướng dẫn canh tác kỹ thuật canh tác cây chôm chôm theo tiêu chuẩn VIETGAP

        Chôm chôm là một trong những loại cây đặc sản Nam Bộ, có giá trị kinh tế cao. Nông sản này được tiêu thụ nội địa là chủ yếu, chiếm 93% tổng sản lượng. Tiềm năng thị trường xuất khẩu chôm chôm là khá lớn. Vì vậy, để bà con nông dân có sản lượng cao, chất lượng tốt, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Hafiquacen gửi tới bà con Hướng dẫn canh tác kỹ thuật canh tác cây chôm chôm theo tiêu chuẩn VIETGAP

Phân bố vùng trồng chính cây chôm chôm

        Chôm chôm được trồng tại các tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh) và Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh), Đồng Nai có diện tích trồng chôm chôm lớn ở vùng Đông Nam Bộ.

        Có 3 giống chôm chôm phổ biến tại Việt Nam: Java, Nhãn và DONA (Rong riêng). Trong đó, DONA là giống được ưa chuộng do có giá trị kinh tế cao.

        – Chôm chôm Java hiện có 75% diện tích trồng, cho năng suất cao, quả to.

        – Chôm chôm Nhãn rất ngon (thịt tróc tốt, ráo, giòn, vị ngọt), nhưng khả năng ra hoa và đậu quả thấp, quả nhỏ, màu sắc vỏ và dạng quả không đẹp, năng suất thấp.

        – Chôm chôm Dona được trồng khá phổ biến nhưng là giống nhập nội từ Thái Lan.

        Hiện tại, diện tích trồng chôm chôm vùng ĐBSCL đang có khuynh hướng giảm nhẹ những năm gần đây. Giá trị xuất khẩu tăng, nên việc tập trung khai thác canh tác, thu hoạch loại quả này cần được chú trọng.

Phân bố vùng trồng chính cây chôm chôm

Kỹ thuật canh tác cây chôm chôm theo tiêu chuẩn VIETGAP 

  1. Lựa chọn khu vực sản xuất

   * Yêu cầu sinh thái

        – Nhiệt độ:

        Nhiệt độ thích hợp từ 22-30 độC. Dưới 16 độC, chất lượng ra hoa bị ảnh hưởng. Nếu nhiệt cao hơn 40 độ thì cây sẽ bị rụng hoa, quả rất nhiều.

        – Nước và lượng mưa:

        + Chôm chôm thuộc nhóm cây trồng mẫn cảm với mặn, chịu được nguồn nước có nồng độ mặn < 1‰. Chôm chôm chịu được khí hậu ẩm, cần mưa nhiều nhưng không úng. Lượng mưa thích hợp dao động từ 1.500-3.000 mm/năm.

        + Cây cần 1 tháng khô hạn 1 tháng để hình thành mầm hoa, nếu có mưa sẽ chỉ kích thích ra lá. Nhưng khô hạn vào thời gian đậu quả thì quả sẽ bị rụng nhiều, nhỏ, ảnh hưởng tới phẩm chất quả, cần được tưới nước bổ sung.

        – Ánh sáng:

        + Khi còn nhỏ chôm chôm ưa bóng râm, lúc cây lớn chôm chôm ưa sáng.

        + Ánh sáng có ảnh hưởng tới sự chuyển biến màu của vỏ quả. Quả ở ngoài sáng đỏ tươi, đẹp hơn quả trong bóng rợp.

        – Gió:

        Nắng với gió mạnh sẽ làm chôm chôm cháy lá. Nếu gió mạnh và khô ngoài bị cháy lá, râu vỏ quả chôm chôm cũng sẽ bị héo. Do đó, nên thiết kế trồng hàng cây chắn gió cho vườn chôm chôm để không bị kém phẩm chất.

   *Quy định về vùng trồng theo VietGAP:

        – Chọn khu vực sản xuất phù hợp, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm khói, bụi.

        – Khu vực sản xuất VietGAP của cơ sở có nhiều địa điểm sản xuất chôm chôm phải có tên hay mã số cho từng địa điểm.

        – Khu vực sản xuất VietGAP cần phân biệt hoặc có biện pháp cách ly và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm từ các khu sản xuất không áp dụng VietGAP lân cận (nếu có). Vùng đất sản xuất và vùng phụ cận phải được xem xét về các mặt: sự xâm nhập của động vật hoang dã và nuôi nhốt tới vùng trồng và nguồn nước; khu chăn nuôi tập trung; hệ thống chất thải có gần khu vực sản xuất; bãi rác và nơi chôn lấp rác thải; các hoạt động công nghiệp; nhà máy xử lý rác thải.

        – Phải đánh giá nguy cơ gây ô nhiễm về hóa học và sinh học từ các hoạt động trước đó và từ các khu vực xung quanh.

        – Trường hợp xác định có mối nguy, phải có biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát hiệu quả hoặc không tiến hành sản xuất.

        – Vùng sản xuất có các mối nguy cơ ô nhiễm cao không thể khắc phục thì không sản xuất theo VietGAP.

   * Quy định về đất trồng theo VietGAP

        – Cây chôm chôm có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như phù sa, đất đỏ, đất xám.

Kỹ thuật canh tác cây chôm chôm theo tiêu chuẩn VIETGAP

  1. Giống và vật liệu trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP

        – Giống chôm chôm phải có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép sản xuất kinh doanh như Cayen, Queen, MD2

        – Vật liệu trồng bao gồm chồi ngọn, chồi nách, chồi cuống hay chồi giâm hom được tách từ vườn cây mẹ

        – Chồi chôm chôm to mập, đỉnh sinh trưởng nguyên vẹn, không mang mầm bệnh, lá xanh đậm, phiến lá rộng, dày, đồng đều.

 

  1. Thiết kế vườn trồng

        Trước ít nhất 1 tháng, công tác thiết kế vườn trồng nên được thực hiện sớm, bao gồm:

        – Thu dọn tàn dư vụ trước: Toàn bộ tàn dư vụ trước cần được thu gom và dọn sạch trước khi làm đất. Dùng máy phay/cuốc răng cào làm nhỏ tàn dư băm nhỏ/ đốt thành tro rồi vùi lẫn vào đất để cải tạo cơ giới và bổ sung hữu cơ.

        – Làm đất: Tiến hành làm đất trước khi trồng mới khoảng 1 tháng để không bị khô khi nắng to hay rửa trôi khi mưa lớn, đủ độ ẩm và tơi xốp.
        + Đối với đất bằng: thiết kế theo kiểu chia lô, có các trục đường chính, các đường nhánh và đường lô nhỏ. Nơi dễ ngập úng cần thiết kế hệ thống mương rãnh thoát nước phù hợp để đảm bảo thoát hết nước sau khi mưa.

        + Đối với đất dốc: Lô trồng cần thiết kế theo các đường đồng mức, có hệ thống dòng chảy đảm bảo chế độ canh tác bền vững, hạn chế tối đa tác hại của hiện tượng xói mòn. Bố trí hàng trồng trên cùng đường đồng mức để hạn chế rửa trôi đất và thuận tiện chăm sóc.

        + Khống chế xói mòn đất: Trồng chôm chôm theo đường đồng mức đối với đất dốc; đào rãnh, mương thu nước để cản và làm chậm dòng chảy dòng chảy và giữ nước; trồng hàng cây phụ xen kẽ như cỏ Ghine, cỏ voi,… Khi trồng mới, nên che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ như rơm rạ, cỏ khô, bã mía.

        – Bón phân lót: bón sớm ngay sau khi thiết kế vườn trồng và làm đất xong, bón bằng phân hữu cơ, phân vi sinh, vôi bột và phân lân với tỉ lệ phù hợp. Phân bón lót cần trộn đều với đất mặt khi cày rạch hàng. Xử lý đất trước khi trồng 1-2 ngày bằng một vài loại thuốc để trừ sâu đục thân, kiến và rệp sáp.

        – Đào mương liên tiếp được áp dụng với vùng đất trũng để tránh ngập úng, xả phèn và nâng cao tầng canh tác.

        – Trồng cây chắn gió: giúp hạn chế đổ ngã và xói mòn đất, cải tạo điều kiện vi khí hậu, kết hợp lấy gỗ, quả khác và ngăn cản sâu bệnh lây lan với vườn chôm chôm ở vùng nhiều gió bão. Có thể trồng 1 hoặc vài loại cây, có rễ ăn sâu, thân cao và tán rộng như muồng đen, cao su, keo lai, keo dậu, xoài, mít…

        – Đắp đê bao: Thống nhật chọn một độ cao mặt liếp làm chuẩn ở trong cùng 1 ô bao để giữ nước mùa nắng và ngăn lũ mùa mưa, ít nhất cao hơn mực nước trung bình 40cm.

        – Mật độ và khoảng cách: trồng theo hàng bốn được thấy là hợp lý hơn cả do đảm bảo cả về mật độ cây, hiệu suất sử dụng ánh sáng và hiệu suất sử dụng mương rãnh thoát nước. Khoảng cách trồng giữa các cây xa hơn áp dụng cho kiểu trồng theo hàng đơn và hàng đôi.

  1. Trồng cây

        – Xử lý chồi giống: Sau khi tách hạt, bó thành từng bó bằng lạt mềm,bảo quản trong điều kiện râm mát, xử lý bệnh bằng một số loại thuốc.

        – Cách trồng:

        + Cày rạch hàng sâu 15-20cm, bón lót toàn bộ, lấp phân, vét rãnh lên luống

        + Khi trồng, lèn chặt đất quanh gốc cho cây đứng vững, nón chôm chôm cao hơn mặt đất. Nếu che bằng màng phủ công nghiệp, lấp đất chèn chặt màng phủ.

        + Sau khi trồng, duy trì độ ẩm đất 70-80% trong tháng đầu

  1. Chăm sóc sau trồng

        – Trồng dặm: Sau khi trồng 30 ngày, cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện cây chết thì trồng dặm lại cây tương đương.

        – Đánh tỉa chồi: Đánh tỉa vào ngày nắng ráo và cần nhẹ nhàng để không làm tổn thương lá và quả còn non.

        + Chồi cuống: Bẻ bỏ ngay khi đạt chiều cao 3-4 cm.

        + Chồi ngọn: Bẻ bỏ hoặc khử đỉnh sinh trưởng sau tắt hoa 20-30 ngày khi chiều cao chồi đạt 6-10 cm.

        + Chồi thân, chồi ngầm: Đánh tỉa và định chồi cho vụ sau ngay sau khi thu hoạch quả vụ trước.

        + Lựa chọn chồi cho vụ sau: Chồi khỏe mạnh, cân đối, không sâu bệnh, thẳng hàng với cây mẹ, gốc ăn sâu để hạn chế đổ ngã, mỗi cây mẹ chọn 1-2 chồi cho vụ sau.

        – Cắt tỉa lá: Tiến hành sớm và thường xuyên 1 tháng 1 lần. Diện tích khỏe mạnh dưới 50% cần cắt tỉa lá bệnh nặng để hạn chế lây nhiễm, cắt tỉa lá già hoặc tổn thương cơ học giữ lại để che phủ đất. Nếu trên 50% thì không nên cắt bỏ cả lá mà chỉ cần làm vệ sinh, cắt bỏ phần lá bị hại.

        – Chống rám quả:

        + Trồng mật độ hợp lý, bón phân cân đối, dừng bón trước khi ra hoa 50-60 ngày và khi phát triển quả, bao quả bằng túi chuyên dụng sau tắt hoa 20-30 ngày.

        + Buộc túm lá ngọn hoặc dùng cỏ rác để che bớt ánh nắng rọi vào quả khi trời nắng gắt.

        + Xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch tránh chôm chôm chín vào thời điểm có cường độ bức xạ lớn trong năm.

Chăm sóc sau trồng

  1. Một số quy định về quản lý phân bón, hóa chất bổ sung trong sản xuất theo tiêu chuẩn VIETGAP

        – Phải sử dụng phân bón và chất bổ sung được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Nếu sử dụng phân gia súc, gia cầm làm phân bón thì phải ủ hoai mục và kiểm soát hàm lượng kim loại nặng theo quy định.

        – Cần sử dụng phân bón theo nhu cầu của cây chôm chôm, kết quả phân tích các chất dinh dưỡng trong đất theo quy trình đã được khuyến cáo của cơ quan có chức năng.

        – Phân bón và chất bổ sung phải giữ nguyên trong bao bì, nếu đổi sang bao bì, vật chứa khác, phải ghi rõ và đầy đủ tên, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng như bao bì ban đầu.

        – Một số loại phân bón và chất bổ sung như: Amoni nitrat, nitrat kali, vôi sống phải được bảo quản tránh nguy cơ gây cháy, nổ, làm tăng nhiệt độ.

 

  1. Một số quy định sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất theo VIETGAP:

        – Phải áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM.

        – Chỉ sử dụng khi cần thiết, phải sử dụng thuốc trong danh mục được cấp phép và áp dụng nguyên tắc 4 đúng hoặc hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật

        – Khi sử dụng cần mang bảo hộ lao động, có biển cảnh báo khu vực mới phun thuốc, nên có hố cát chuyên dụng để súc rửa dụng cụ phun thuốc, đổ thuốc dư thừa

 

  1. Quản lý ra hoa

        Xử lý ra hoa bằng việc sử dụng hoá chất được thấy là đạt hiệu quả rất cao, thích hợp với trình độ sản xuất của nhiều vùng và có thể áp dụng trên quy mô lớn.

        – Tiêu chuẩn cây xử lý ra hoa:

        + Chôm chôm Queen: Sau trồng 8-10 tháng, khi cây có trên 32 lá hoạt động, lá D dày và to bản, chiều dài đạt > 0,8 m.

        + Chôm chôm Cayen: Sau trồng 10-12 tháng, khi cây có trên 35 lá hoạt động, lá D dày và to bản, chiều dài đạt > 1,0 m.

        – Thời gian xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch:

        + Các tháng xử lý ra hoa cho tỷ lệ ra hoa cao, thời gian từ xử lý ra hoa đến thu hoạch quả ngắn là từ tháng 4 đến tháng 7;

        + Các tháng xử lý ra hoa rải vụ thu hoạch cho tỷ lệ ra hoa cao nhưng thời gian từ khi xử lý đến khi thu hoạch quả dài là từ tháng 9 đến tháng 11.

        – Khi cây được 10-12 tháng tuổi sinh trưởng tốt sẽ ra hoa tự nhiên vào tháng 2-3, cho thu hoạch tháng 6-7. Xử lý ra hoa đồng loạt thường bắt đầu từ tháng 12, để tập trung và chăm sóc.

Quản lý ra hoa

  1. Thu hoạch và bảo quản quả theo quy định VIETGAP:

        – Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly với thuốc BVTV, có biện pháp kiểm soát, tránh xâm nhập của động vật

        – Nơi bảo quản cần sạch sẽ, ít nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm tránh nhiễm khuẩn chéo sản phẩm trước và sau sơ chế. Đánh dấu đầy đủ thông tin để đảm bảo trích xuất

        – Hướng dẫn nhân công về vệ sinh, quy trình thu hoạch, không sử dụng trẻ em và phụ nữ mang thai thu hoạch quả

        – Khi thu hoạch không để sản phẩm tiếp xúc với nước sông/mương và mặt đất, phải trải bạt để đảm bảo vệ sinh, tránh tổn thương

 

  1. Quy định quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất theo VIETGAP

        – Không tái sử dụng bao bì, thùng chứa lẫn hóa chất với sản phẩm

        – Vỏ bao, thuốc BVTV sau khi sử dụng thu gom, xử lý theo quy định

        – Rác thải trong quá trình sản xuất, sơ chế, chất thải từ nhà vệ sinh phải thu gom và xử lý đúng quy định và có kế hoạch tái chế phù hợp

Quy định quản lý và xử lý chất thải trong sản xuất theo VIETGAP

        Chúc bà con thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *