Sơn La: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao bền vững

Tại tỉnh Sơn La, nông nghiệp đang được chuyển dịch theo hướng hiện đại hơn, với việc thúc đẩy các mô hình nông nghiệp liên kết giữa các sản phẩm, giữa nông dân và doanh nghiệp. Nhờ đó, không chỉ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp tìm nguồn nguyên liệu chất lượng cao để sản xuất và tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế.

Nông nghiệp công nghệ cao giúp nâng cao thu nhập

Sơn La đang trên đà chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, liên kết cao hơn, mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân. Nhờ sự ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, Sơn La đã trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng/ha cho các hộ nông dân. Điều đáng chú ý là nhận thức của các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức và cá nhân về ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đang được nâng cao. Việc tiếp tục ứng dụng mạnh hơn khoa học, công nghệ vào sản xuất, bảo quản và chế biến, cùng với việc hoàn thiện mối quan hệ phân phối lợi ích để phát triển sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản theo hướng nâng cao chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đã tạo ra mối quan hệ tác động tích cực giữa phát triển lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) được thành lập từ đầu năm 2017. Hiện nay, hợp tác xã có 56 ha cây ăn quả các loại; trong đó, chủ lực là cây nhãn với 36 ha, chiếm 64% tổng diện tích, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, sản lượng đạt trên 540 tấn/năm, doanh thu ước đạt trên 8 tỷ đồng.

Với Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bảo Minh, bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) được thành lập từ đầu năm 2017. Hiện nay, hợp tác xã có 56 ha cây ăn quả các loại; trong đó, chủ lực là cây nhãn với 36 ha, chiếm 64% tổng diện tích, năng suất bình quân đạt 15 tấn/ha, sản lượng đạt trên 540 tấn/năm, doanh thu ước đạt trên 8 tỷ đồng.

Sơn La đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 21/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030; giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản giai đoạn 2021-2022 của Sơn La tăng trung bình 11.6%/năm (vượt mục tiêu là 9,5% /năm). Năm 2022, Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản theo giá so sánh năm 2010 đạt 4.667 tỷ đồng tăng 11,3% so với năm 2022 (mục tiêu đến năm 2025 đạt 6.500 tỷ đồng).

Giai đoạn 2021-2023 đã tăng cường thu hút đầu tư các dự án chế biến nông sản, cấp chủ trương đầu tư mới cho 05 dự án đầu tư (so với mục tiêu đến năm 2025 thu hút thêm 9 nhà máy). Giá trị hàng nông sản chế biến tham gia xuất khẩu giai đoạn 2021-2022 tăng bình quân trên 8%/năm (mục tiêu là tăng 12%/năm). Năm 2022 giá trị hàng hoá nông sản tham gia xuất khẩu đạt 149,63 triệu USD, chiếm 91,7% giá trị nông sản thực phẩm tham gia xuất khẩu năm 2022 (mục tiêu đến năm 2025 đạt 166.627 nghìn USD).

Tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm; quản lý chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh.Xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; xử lý nghiêm vi phạm trong sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh tập trung đất đai phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, trọng tâm là phát triển nông nghiệp ứng công nghệ cao,nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp. Thực hiện tốt việc chuyển đổi đất trồng cây trồng kém hiệu quả sang sản xuất cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao hơn.

Tăng cường huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn thông qua hợp tác công tư; tạo điều kiện, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích tối đa đầu tư tư nhân, đầu tư theo hình thức hợp tác công tư gắn với nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, nhập nội những giống có tình trạng tốt, phù hợp điều kiện của tỉnh Sơn La; tăng cường công tác quản lý giống nhằm tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản xuất.

Nâng cao năng lực, hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế về nông nghiệp và nông thôn, mở rộng hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để tranh thủ, thu hút nguồn vốn, phát triển thị trường, tiếp cận khoa học công nghệ phục vụ cho các mục tiêu phát triển của ngành. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn vốn phát triển chính thức (ODA), tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho thực hiện phát triển bền vững; thu hút có lựa chọn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *